Thông điệp Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2023: Đánh bại ô nhiễm rác thải nhựa

Ngày 5 tháng 6 hằng năm trở nên ý nghĩa và quan trọng đối với môi trường trên toàn thế giới bởi đây chính là “Ngày Môi trường Thế giới”. Vào ngày này, nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được đẩy mạnh thực hiện, tuyên truyền.

Nguồn gốc ngày Môi trường Thế giới

Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 5/6/1972 tại Stockholm của Thụy Điển. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Programme) đã chính thức công bố sự kiện trọng đại này và được hơn 150 quốc gia trên thế giới hưởng ứng từ năm 1972 đến nay.

Vào dịp này, các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ được đẩy mạnh tổ chức trong tuần lễ quanh ngày 5 tháng 6. Lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức ở nhiều quốc gia khác nhau vào mỗi năm.

Góp mặt tham gia từ năm 1982, Việt Nam cũng đã hưởng ứng rất tích cực ngày hội lớn của thế giới này. Nhờ đó, nước ta có nhiều hoạt động ý nghĩa để dân tộc Việt Nam tham gia hưởng ứng, chung sức bảo vệ môi trường xanh. Đến nay, nước ta đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xanh – sạch – đẹp.

Ý nghĩa ngày Môi trường Thế giới

Ngày Môi trường Thế giới có ý nghĩa cực kỳ lớn đối với môi trường sống của con người trên toàn thế giới. Đây chính là sự kiện giúp cả thế giới cùng nhau khơi lại nguồn cảm hứng, thúc đẩy tư tưởng và hướng về môi trường sống, cùng nhau chung tay thực hiện các hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường.

Mỗi năm sẽ có mỗi thông điệp chính thức khác nhau về ngày Môi trường Thế giới do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc quyết định và được thông tin đến các quốc gia và người dân trên toàn thế giới. Thông điệp ấy sẽ bao gồm định hướng về các vấn đề môi trường và bảo vệ không gian xanh được đưa ra để tất cả các quốc gia đều đồng lòng ký kết thực hiện.

Quan trọng hơn hết, đây chính là ngày quan trọng có thể truyền tải thông điệp ý nghĩa về môi trường tới các em nhỏ – những thế hệ làm chủ Trái Đất của tương lai. Để từ đó, các em sẽ có thể hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và cùng nhau chung tay, góp sức bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.

Chủ đề ngày Môi trường Thế giới 2023

Năm 2023 cũng là năm kỷ niệm 50 năm Ngày Môi trường Thế giới, đã lựa chọn chủ đề hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023 là “Giải pháp cho ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Solutions to plastic pollution) với slogan “Đánh bại ô nhiễm rác thải nhựa” (Beat Plastic Pollution).

Chủ đề ngày Môi trường Thế giới 2023: “Giải pháp cho ô nhiễm từ rác thải nhựa” (Solutions to plastic pollution) với slogan “Đánh bại ô nhiễm rác thải nhựa” (Beat Plastic Pollution)

Chủ đề ngày Môi trường Thế giới các năm trước

Năm 2015

Chủ đề là “Bảy tỷ giấc mơ. Một hành tinh. Tiêu dùng cẩn thận”.

Năm 2016

Chủ đề là “Tiếng gọi thiên nhiên và hành động của chúng ta” (Zero Tolerance for the Illegal Wildlife trade).

Năm 2017

Chủ đề là “Kết nối con người với thiên nhiên – trong thành phố và trên đất liền, từ các cực đến xích đạo” (Connecting People to Nature – in the city and on the land, from the poles to the equator).

Năm 2018

Chủ đề là “Đánh bại ô nhiễm nhựa” với mục đích cố gắng thay đổi cuộc sống hàng ngày để giảm bớt gánh nặng tình trạng ô nhiễm nhựa.

Năm 2019

“Ô nhiễm không khí” chính là chủ đề chính của ngày Môi trường thế giới năm 2019.

Năm 2020

Sang năm này, chủ đề ngày Môi trường thế giới được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) lựa chọn là “Hành động vì thiên nhiên” (Time for Nature).

Năm 2021

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã lựa chọn Chủ đề của ngày Môi trường Thế giới 05/6/2021 là “Phục hồi Hệ sinh thái” (Ecosystem Restoration).

Năm 2022

Năm 2022 , ngày môi trường thế giới được phát động với chủ đề “Chỉ một Trái Đất” (Only One Earth).

Ngày Môi trường Thế giới tại Việt Nam

Tại Việt Nam, ngày Môi trường Thế giới cũng được nhiệt tình hưởng ứng thông qua các hoạt động cụ thể như: treo băng rôn, áp phích, pano để tuyên truyền, tổ chức nhiều buổi mít tinh hưởng ứng, các buổi ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom xử lý chất thải; tiến hành thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại cơ quan đơn vị và khu dân cư và có cả việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, nhiệm vụ, đề án, dự án về bảo vệ môi trường,…

Những bức ảnh cảnh tỉnh con người về vấn nạn ô nhiễm môi trường

1. Bạn nghĩ một chiếc chai nhựa sẽ tồn tại trong lòng đại dương bao lâu?

2. Túi nilon lơ lửng trong nước, khiến rùa biển dễ nhầm thành sứa và ăn phải chất độc hại này.

3. Một con cua thích nghi với rác thải bằng cách cố gắng biến chiếc đui đèn này thành nhà của nó.

4. Sau khi 2.500 thùng (105.000 gallon) dầu thô chảy ra bãi biển San Refugio, các nhân viên và tình nguyện viên đã làm việc hết công suất để làm sạch dầu khỏi một chú bồ nông nâu.

5. Một đứa trẻ bơi trong dòng sông bị ô nhiễm nặng nề trong một lễ hội ở Ấn Độ.

6. Một chú khỉ tại khu bảo tồn thế kỷ ở Ethiopia đang “bối rối” khi bắt được một chiếc túi nilon.

7. Chú gấu koala này lang thang trở về nhà với những vết thương trên cơ thể do hoạt động khai thác gỗ của con người. Nó đã ngồi trên đống gỗ trong hơn một giờ đồng hồ với vẻ mặt bối rối.

8. Con thiên nga ngày đã quyết định sống chung với rác bằng cách làm tổ lên đó.

9. Các tòa nhà hầu như không thể nhìn thấy qua lớp khói bụi dày đặc phía sau một cây cầu dang xây ở Thiên Tân, Trung Quốc.

10. Đôi chân nhỏ bé của chú chim này bị vướng vào sợi dây nhựa, khiến nó chuyển động khó khăn.

11. Ô nhiễm nặng nề do khai thác than và kim loại nặng.

12. Một thuyền bán dưa hấu trên dòng sông ngập rác sau lễ hội.

13. Chú cá ngựa này có vẻ không nhận ra nó đang mắc vào một chiếc tăm bông.

14. Chú rùa biển này chắc hẳn không bao giờ mong muốn đổi đau đớn lấy thân hình đồng hồ cát thế này.

15. “Trang phục” bằng túi nilon không bao giờ phù hợp với loài cò.

16. Nếu con người không dọn rác bãi biển, chính động vật bị ảnh hưởng.

17. Một ngư dân Trung Quốc đang chèo thuyền giữa hồ đầy tảo xanh do ô nhiễm.

18. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn bức ảnh “sống ảo” của mình chứa đầy rác thế này.

19. Một con cua kẹt trong chiếc cốc nhựa tại vùng biển ở Batangas.

20. Ở một số vùng của Trung Quốc, mọi người phải đeo khẩu trang để bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm không khí.

21. Nước đang thiếu trầm trọng ở nhiều nơi trên thế giới

Loading